Về dự đám giỗ Long Nhật lần đầu thực hiện nghi thức độc đáo sắp bị thất truyền tại Huế

TTGĐ - Trong chuyến về quê công tác và thăm gia đình tại Huế, nam ca sĩ Long Nhật đã tiết lộ một nghi thức độc đáo của xứ cố đô xưa.

Long Nhật tề tựu về dự đám giỗ cùng những bậc cao niên.

Theo đó, vào đúng dịp về quê lần này, nhà ca sĩ Long Nhật long trọng tổ chức ngày giỗ cho bà nội của mình. Trên trang cá nhân nam giọng ca xứ Huế viết: "Đám giỗ của bà nội Long Nhật. Năm nay là kỷ niệm 20 năm ngày mất và một 100 năm ngày sinh của bà nội, đại gia đình con cháu nội ngoại khắp cả nước và từ Hoa Kỳ đã tề tựu về quê hương Kế Vỏ, Vinh Xuân, Phú Quang, Thừa Thiên Huế để họp mặt".

Ngoài việc gia đình xum họp, con cháu quây quần tưởng nhớ về những bậc sinh thành nam ca sĩ Long Nhật còn khiến các fan vô cùng tò mò khi diện áo dài và khăn đóng màu đen vô cùng lạ mắt và khác thường một cách hiếm thấy. Theo Long Nhật chia sẻ, ở Huế, mọi lễ nghi đặc biệt là ngày giỗ được chuẩn bị khá công phu và đầy đủ các phần lễ và hội.


Đám giỗ được chuẩn bị theo nghi thức khá cầu kỳ và lạ mắt.

Con cháu tập trung từ các nơi về để trò chuyện, cười đùa, dùng tiệc là phần hội của ngày giỗ. Còn phần lễ là cúng bái, thắp hương, khấn vái và có một nghi thức quan trọng gần như bị lưu truyền là biếu quà giỗ cho các thân họ ở xa không đến dự được. Long Nhật cho biết, năm nay anh vinh dự được cả họ giao trọng trách mang quà biếu tặng cho các ông, các bà, các bác... già yếu ở quê nội. "Nghi thức này Long Nhật nhớ là có từ rất lâu rồi, ngày nhỏ Long Nhật thường thấy người lớn làm, hôm nay mới có dịp trải nghiệm", Long Nhật chia sẻ.


Long Nhật được giao trọng trách khá quan trọng trong ngày giỗ năm nay.

Anh hào hứng nói thêm: "Những bậc cao niên trong họ vì ở xa, già yếu không đi đến nơi được nên Long Nhật có trọng trách mang hương hoa, lễ vật đến tặng từng nhà như một chút lòng thành, quà lộc mà tổ tiên ban phát cho con cháu. Mỗi gia đình sẽ nhận được một phần lễ cúng gồm một mâm xôi gà, giò chả và bia rựu để cùng thưởng tiệc, tưởng nhớ về những bậc cao niên, tổ tiên đã khuất của dòng họ.


Nam ca sĩ thực hiện khá thuần thục phong tục lễ nghi có từ hàng nghìn năm qua tại Huế.

Người đi biếu tặng đại diện cho cả dòng tộc nên ăn mặc phải chỉn chu, cung kinh và thành tâm. Đến tặng quà phải dâng hai tay, cúi đầu tạ ơn các bậc cao niên mặc dù họ không đến dự. Đặc biệt, người đi tặng phải diện quần áo truyền thống màu đen tuyền, một nét đẹp và cũng là nét văn hóa cung đình xưa đang dần bị thất truyền trong xã hội ngày nay".



Ít ai biết được rằng, Long Nhật sinh trưởng trong một gia đình, dòng tộc có truyền thống xuất thân từ vương giả xưa. Cả gia đình anh thuộc hộ Đinh, một trong những dòng tộc từng có công cống hiến cho triều đình xứ Huế năm xưa. Gia đình Long Nhật có ba cụ tổ, cụ Cao và cụ Cô đều làm quan to, giữ chức vụ quan trọng của bộ máy chính trị ngày xưa dưới triều đại vua chúa. Một người từng giữ chức Hàm lâm viện học sĩ, một người từng làm Quan lộc tự khanh và một người giữ chức Lễ nghi học sĩ dưới triều vua Minh Mạng, vua Tự Đức và vua Khải Định. Gia đình nam ca sĩ còn vinh được triều đình nhà Nguyễn trao tặng ấn tín và hiện nay được cho là gia bảo của cả họ.

Ấn tín - gia bảo nhà Long Nhật.

Có thể những tiết lộ này đã phần nào lí giải được nguồn cội cũng như gia thế của nam ca sĩ đình đám xứ Huế. Long Nhật chia sẻ, mặc dù sống trong Sài Gòn và theo đuổi nghệ thuật nhưng anh thuộc nằm lòng các lễ nghi, nghi thức trong các phong tục của gia đình cũng như kinh thành xưa vào mỗi dịp quan trọng. Gia đình anh cũng chú trọng việc tu dạy và rèn dũa cho con cháu từ những lễ nghi này để các con, cháu luôn thành danh nhưng vẫn giữ được gốc rễ dù đi bất cứ đâu.

PV
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: tiepthigiadinhonlines@gmail.com

Tiếp Thị Gia Đình Online ©

Email: tiepthigiadinhonline@gmail.com
Ghi rõ nguồn Tiếp Thị Gia Đình Online khi phát hành lại những thông tin này!

Địa chỉ: Lầu 4 Tòa nhà VID1 - số 115 đường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: 04.68014594 - Fax: 04.68014595