Giá thép tại Trung Quốc giảm: Liệu “bàn tay” nhà nước có thắng “bàn tay” thị trường?

TTGĐ - Các mặt hàng công nghiệp chính tại Trung Quốc đồng loạt sụt giảm vào 20/5 sau khi chính phủ công bố các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng giá nguyên liệu thô tăng cao làm suy yếu sự phục hồi kinh tế sau dịch.


Giá các nguyên liệu sản xuất thép gồm quặng sắt và than luyện cốc, cũng như các thành phẩm như thép cây và thép cuộn cán nóng đều giảm hơn 5% do các thương nhân bán bớt nguồn cung. Các nhà đầu cơ dự báo, các biện pháp của Bắc Kinh sẽ kích hoạt một đợt giảm giá mới trên thị trường kim loại.

Thép kỳ hạn 6 tháng được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải SCFcv1 giảm tới 3,8% xuống còn 72.150 NDT (11.213,52 USD) /tấn, thấp nhất kể từ ngày 30/4, trong khi nhôm SAFcv1 giảm xuống mức thấp nhất gần ba tuần là 18.800 NDT /tấn .

Niken ShFE SNIcv1 giảm 4,3% xuống còn 127.550 NDT /tấn, kẽm SZNcv1 giảm 3,7% xuống còn 22.200 NDT /tấn và thiếc SSNcv1 giảm 2,8% xuống còn193.690 NDT /tấn.

Tại London, đồng CMCU3 kỳ hạn 3 tháng giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần là 9,969 USD /tấn, nhôm CMAL3 giảm 0,4% và nickel CMNI3 giảm 0,3% ở mức 17,270 USD / ấn.

Động thái này diễn ra khi giá hàng hóa tăng vọt, bao gồm đồng LME tăng 29% so với đầu năm, thúc đẩy lạm phát cao hơn ở một số nền kinh tế lớn và đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Chính quyền Trung Quốc hôm 19/5 thông báo sẽ tăng cường quản lý hàng hóa để hạn chế giá cả “bất hợp lý” và điều tra các hành vi tăng giá hàng hóa, nỗ lực tích trữ của các nhà kinh doanh kim loại.

Động thái của Thủ tướng Lý Khắc Cường mạnh mẽ hơn lời kêu gọi của ông vào tuần trước, nhằm kiềm chế giá hàng hóa tăng vọt bằng các biện pháp cụ thể hơn như: tăng thuế quan, hủy bỏ các khoản giảm đối với thép xuất khẩu, đảm bảo nguồn cung trong nước. Xuất khẩu thép của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 4 năm nay vào tháng 4/2021, với tốc độ tăng 24% so với năm ngoái. Năm 2020, Trung Quốc xuất hơn 1 tỷ tấn thép thô.

Bên cạnh đó, việc tăng thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm thép, xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với quặng lợn và phế liệu sắt, hủy bỏ việc giảm thuế đối với nhiều mặt hàng thép xuất khẩu để tăng nguồn cung nội địa cũng được áp dụng.

Cơ quan kế hoạch kinh tế chính Trung Quốc (NDRC) đã cử các đoàn công tác đến Thượng Hải và Đường Sơn vào cuối tuần trước để truy vấn các nhà máy về việc tăng giá và cảnh báo những người liên quan đến việc tăng giá bất hợp pháp.

Hội đồng nhà nước cho rằng cần tăng cường giám sát thị trường, các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò tự điều tiết. Quy định liên kết giữa các thị trường tương lai và thực tế cần được tăng cường, các biện pháp mục tiêu cần được thực hiện vào thời điểm thích hợp để phát hiện giao dịch bất thường và đầu cơ. Các thỏa thuận độc quyền, lan truyền thông tin sai lệch, thao túng giá, đặc biệt là các hoạt động găm hàng sẽ bị điều tra, công khai và xử phạt theo quy định.

Sở dĩ giá thép và kim loại quan trọng tại tăng 30% -40% là do sự phục hồi đồng bộ trong các lĩnh vực xây dựng và sản xuất khổng lồ của Trung Quốc sau đại dịch. Trung Quốc đã tiêu thụ lượng kim loại kỷ lục kể từ cuối năm 2020 để cung cấp các thiết bị, dụng cụ tập thể dục, container vận chuyển và các hàng hóa khác cho toàn thế giới trong những tháng gần đây.

Giá thép tại nhà máy của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh nhất trong ba năm rưỡi trở lại đây, làm dấy lên lo ngại chi phí hàng hóa sẽ tiếp tục tăng. Richard Lu, nhà phân tích cấp cao tại văn phòng tư vấn hàng hóa CRU Group tại Bắc Kinh, cho biết giá thép cao “sẽ khiến một số người tiêu dùng lo sợ vào một thời điểm nào đó”.

Tuy nhiên, ông cho biết tỷ suất lợi nhuận thép “vẫn ở mức trung bình tốt”, điều này sẽ khuyến khích các nhà máy Trung Quốc tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trừ khi chính phủ áp dụng các biện pháp hạn chế hơn nữa.

Nhà kinh tế Yanting Zhou của Wood Mackenzie cho biết: "Một số biện pháp có thể có tác động ngay lập tức đến cân bằng cung cầu nếu chính phủ quyết định tung một số lượng hàng hóa dự trữ nhà nước vào thị trường. Các biện pháp khác sẽ có hiệu lực trong một khung thời gian dài hơn."

Tuy nhiên, các nhà phân tích tại ANZ cho biết giá thép và quặng sắt chịu sự tác động của nhu cầu tăng theo mùa, sản lượng thép cao kỷ lục, biên lợi nhuận thép hấp dẫn và nguồn cung thấp. “Các biện pháp hạn chế sản xuất và xuất khẩu thép của Trung Quốc không giúp ích nhiều trong việc kiềm chế sự tăng giá," ANZ cho biết.

Tồn kho quặng sắt giảm phản ánh các yếu tố cơ bản cho việc giá sẽ sớm bật tăng trở lại. Khi ấy, bàn tay hữu hình của chính phủ sẽ không còn hiệu quả.

Khánh Nguyễn
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: tiepthigiadinhonlines@gmail.com

Tiếp Thị Gia Đình Online ©

Email: tiepthigiadinhonline@gmail.com
Ghi rõ nguồn Tiếp Thị Gia Đình Online khi phát hành lại những thông tin này!

Địa chỉ: Lầu 4 Tòa nhà VID1 - số 115 đường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: 04.68014594 - Fax: 04.68014595